Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, bền vững, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến sâu là hướng đi huyện đang hướng đến nhằm nâng cao giá trị kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có tổng diện tích tự nhiên gần 55.000 ha, trong đó, diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 48.300 ha, đất có rừng là 43.190 ha, với độ che phủ rừng hơn 79%. Song song với khoanh nuôi, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, huyện cũng đẩy mạnh trồng rừng mới để nâng cao độ che phủ, đồng thời tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Đồng chí Đỗ Thị Hiền – Tỉnh ủy viên, Bí Thư Huyện ủy kiểm tra cây Lâm nghiệp tại xã Nguyên Phúc
Năm 2021, huyện đã ban hành kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến gỗ, tre nứa giai đoạn 2021 – 2025. Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025 được xác định, có trên 800 ha cây keo được trồng và kinh doanh theo phương thức trồng cây gỗ lớn, 500 ha cây mỡ áp dụng các biện pháp kỹ thuật chặt tỉa thưa để nâng tỷ lệ gỗ xẻ lên 80% sản lượng khai thác; 750 ha cây mỡ được trồng lại sau khai thác bằng giống đảm bảo chất lượng tốt; 450 ha cây mỡ được hướng dẫn áp dụng kỹ thuật tái sinh chồi sau khai thác đảm bảo sinh trưởng, phát triển tốt; phấn đấu trên 1.000 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC; 300 ha rừng trồng được sản xuất theo chuỗi giá trị. Tổng sản lượng khai thác giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 242.500 m3, sản lượng hằng năm trung bình khai thác 48.500 m3; 100% sản lượng gỗ khai thác được chế biến tại địa phương, trong đó có 30% được chế biến sâu; 80% diện tích rừng trồng có phương án quản lý rừng bền vững; hằng năm, thực hiện trồng cây phân tán đạt bình quân 100 ha/năm…
Nhà máy sản xuất đũa VINACOM tại xã Cẩm Giàng
Nhằm tạo đột phá trong phát triển rừng sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng bền vững, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân sản xuất kinh doanh rừng, đồng thời đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu phục vụ cho công tác chế biến tại địa phương./.
Ngọc Diệp