Ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại một khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, Cao Bằng. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Hồ Chủ Tịch ủy nhiệm lãnh đạo, đội biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng và đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên.
Ngày 22/12/1944, dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, 34 cán bộ, chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã long trọng tuyên đọc Mười lời thề danh dự |
Mười lời thề danh dự của đội viên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
Chúng tôi đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, xin lấy danh dự của một người chiến sỹ cứu quốc mà thề dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh. Xin thề: 1.Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để tiêu diệt bọn phát xít Nhật-Pháp và bọn Việt gian phản quốc, làm cho nước Việt Nam trở nên một nước độc lập và dân chủ ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới.
2.Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của cấp chỉ huy, khi nhận được mệnh lệnh gì sẽ tận tâm, tận lực thi hành cho nhanh chóng và chính xác.
3. Bao giờ cũng kiên quyết chiến đấu, dù gian lao khổ sở cũng không phàn nàn, vào sống ra chết cũng không sờn chí, khi ra trận quyết chí xung phong, dù đầu rơi, máu chảy cùng không lùi bước.
4. Lúc nào cũng khẩn trương hoạt bát, hết sức học tập để tự rèn luyện thành một quân nhân cách mạng, xứng đáng là một người chiến sỹ tiên phong giết giặc cứu nước.
5. Tuyệt đối giữ bí mật cho bộ đội về nội dung tổ chức, về các cấp chỉ huy, tuyệt đối giữ bí mật cho tất cả các đoàn thể cứu quốc.
6. Khi ra trận nếu bị quân địch bắt được, thì dù cực hình tàn khốc thế nào cũng cương quyết một lòng trung thành với sự nghiệp giải phóng của toàn dân, không bao giờ cung khai phản bội.
7. Hết sức ái hộ bạn chiến đấu cũng như bản thân, hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận.
8. Hết sức giữ gìn vũ khí, không bao giờ để vũ khí hư hỏng, hay rơi vào tay quân thù.
9. Khi tiếp xúc với dân sẽ làm đúng ba điều răn: “không lấy của dân” – “không dọa nạt dân”- “không quấy nhiễu dân” và ba điều nên: “kính trọng dân” – “giúp đỡ dân” – “bảo vệ dân”, để gây lòng tin cậy đối với dân chúng, thực hiện quân dân nhất trí giết giặc cứu nước.
10. Bao giờ cũng nêu cao tinh thần tự phê bình, giữ tư cách cá nhân mô phạm, không làm điều gì hại đến thanh danh Giải phóng quân và Quốc thể của Việt Nam.
34 đội viên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
Trong số 34 cán bộ, chiến sĩ của đội có 29 người là dân tộc thiểu số. Cụ thể, dân tộc Tày: 19, dân tộc Nùng: 8, dân tộc Mông: 1, dân tộc Dao: 1; còn lại 5 người dân tộc Kinh.
STT |
Tên |
Bí danh |
Dân tộc |
Quê quán |
1 |
Trần Văn Kỳ |
Hoàng Sâm |
Kinh |
Tuyên Hoá, Quảng Bình |
2 |
Dương Mạc Thạch |
Xích Thắng |
Tày |
Nguyên Bình, Cao Bằng |
3 |
Hoàng Văn Xiêm |
Hoàng Văn Thái |
Kinh |
Tiền Hải, Thái Bình |
4 |
Hoàng Thế An |
Thế Hậu |
Tày |
Hà Quảng, Cao Bằng |
5 |
Bế Bằng |
Kim Anh |
Tày |
Hoà An, Cao Bằng |
6 |
Nông Văn Bát |
Đàm Quốc Chưng |
Tày |
Hoà An, Cao Bằng |
7 |
Bế Văn Bồn |
Bế Văn Sắt |
Tày |
Hoà An, Cao Bằng |
8 |
Tô Văn Cắm |
Tiến Lực |
Tày |
Nguyên Bình, Cao Bằng |
9 |
Nguyễn Văn Càng |
Thu Sơn |
Tày |
Hoà An, Cao Bằng |
10 |
Nguyễn Văn Cơ |
Đức Cường |
Kinh |
Hoà An, Cao Bằng |
11 |
Trần Văn Cù |
Trương Đắc |
Tày |
Nguyên Bình, Cao Bằng |
12 |
Hoàng Văn Củn |
Quyền, Thịnh |
Tày |
Võ Nhai, Thái Nguyên |
13 |
Võ Văn Dảnh |
Luân |
Kinh |
Tuyên Hoá, Quảng Bình |
14 |
Tô Vũ Dâu |
Thịnh Nguyên |
Tày |
Hoà An, Cao Bằng |
15 |
Dương Văn Dấu |
Đại Long |
Nùng |
Hà Quảng, Cao Bằng |
16 |
Chu Văn Đế |
Nam |
Tày |
Nguyên Bình, Cao Bằng |
17 |
Nông Văn Kiếm |
Liên |
Tày |
Nguyên Bình, Thái Nguyên |
18 |
Đinh Văn Kính |
Đinh Trung Lương |
Tày |
Thạch An, Cao Bằng |
19 |
Hà Hưng Long |
|
Tày |
Hoà An, Cao Bằng |
20 |
Lộc Văn Lùng |
Văn Tiên |
Tày |
Cao Lộc, Lạng Sơn |
21 |
Hoàng Văn Lường |
Kính Phát |
Nùng |
Ngân Sơn, Bắc Kạn |
22 |
Hầu A Lý |
Hồng Cô |
Mông |
Nguyên Bình, Cao Bằng |
23 |
Long Văn Mần |
Ngọc Trình |
Nùng |
Hoà An, Cao Bằng |
24 |
Bế Ích Nhân |
Bế Ích Vạn |
Tày |
Ngân Sơn, Bắc Kạn |
25 |
Lâm Cẩm Như |
Lâm Kính |
Kinh |
Thạch An, Cao Bằng |
26 |
Hoàng Văn Nhưng |
Xuân Trường |
Tày |
Hà Quảng, Cao Bằng |
27 |
Hoàng Văn Minh |
Thái Sơn |
Nùng |
Ngân Sơn, Bắc Kạn |
28 |
Giáp Ngọc Páng |
Nông Văn Bê |
Nùng |
Hoà An, Cao Bằng |
29 |
Nguyễn Văn Phán |
Kế Hoạch |
Tày |
Hoà An, Cao Bằng |
30 |
Ma Văn Phiêu |
Bắc Hợp |
Tày |
Nguyên Bình, Cao Bằng |
31 |
Đặng Tuần Quý |
|
Dao |
Nguyên Bình, Cao Bằng |
32 |
Lương Quý Sâm |
Lương Văn Ích |
Nùng |
Hà Quảng, Cao Bằng |
33 |
Hoàng Văn Súng |
La Thanh |
Nùng |
Hà Quảng, Cao Bằng |
34 |
Mông Văn Vẩy |
Mông Phúc Thơ |
Nùng |
Võ Nhai, Thái Nguyên |
Dưới lá cờ đỏ sao vàng, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã long trọng đọc lời tuyên thệ. Sau đó, theo yêu cầu của anh em, đội tổ chức một bữa cơm nhạt không rau, không muối để nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh của các chiến sĩ cách mạng. Đội chỉ có 34 chiến sĩ với 34 cây súng nhưng đều là những chiến sĩ kiên cường của công nông được chọn lọc từ các đội du kích ở Cao-Bắc-Lạng, một số đã học quân sự ở nước ngoài, hầu hết đã qua chiến đấu, và điều quan trọng hơn cả là không có ai không có nợ máu với đế quốc và phong kiến.
Việc thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với lịch sử quân đội ta. Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Hồ Chủ tịch tuy ngắn nhưng rất súc tích bao gồm các vấn đề chủ yếu về đường lối quân sự của Đảng ta: vấn đề kháng chiến toàn dân, động viên và vũ trang toàn dân, nguyên tắc xây dựng lực lượng võ trang cách mạng, phương châm xây dựng 3 thứ quân, phương thức hoạt động kết hợp quân sự với chính trị của lực lượng võ trang, nguyên tắc tác chiến và chiến thuật du kích của lực lượng võ trang, Hồ Chủ tịch nói: “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội đàn anh mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu qui mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta”.
Năm 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22-12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là Ngày hội Quốcphòng Toàn dân. Từ đó, mỗi năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc; động viên cán bộ, chiến sĩ không ngừng nâng cao cảnh giác, ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ quân sự, không ngại gian khổ, vượt qua khó khăn, trong mọi hoàn cảnh của trước đây cũng như hôm nay, để hoàn thành mọi nhiệm vụ xứng đáng với tên gọi: Quân đội nhân dân Việt Nam./.