Hiện nay, phong trào nuôi động vật hoang dã đang phát triển và trở thành một nghề chăn nuôi mới giúp nhiều hộ gia đình vươn lên làm giàu. Có niềm đam mê với những loài động vật rừng, chị Hứa Thị Thanh Thanh, sinh năm 1997 thôn Nà Pò xã Quân Hà cũng mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình này.
Trong một lần tình cờ được tham quan mô hình nuôi động vật hoang dã nên gia đình chị Thanh đã quyết định mua 10 con chồn hương và chồn mốc về nuôi. Sau đó chị Thanh tiếp tục tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi qua các phương tiện đại chúng và áp dụng vào quá trình chăm sóc, nhờ vậy đàn vật nuôi của gia đình sinh trưởng và phát triển tốt. Chị Hứa Thị Thanh Thanh – Thôn Nà Pò, xã Quân Hà cho biết: “Trước khi quyết định nuôi các loại động vật này, vợ chồng tôi cũng phải tìm hiểu rất kỹ như tham khảo trên mạng, qua sách báo. Thức ăn dễ kiếm chỉ có chuối và cháo.Thấy mô hình nuôi tại địa phương cũng khá phù hợp nên vợ chồng tôi đã mạnh dạn đưa vào nuôi”
Bên cạnh nuôi chồn, gia đình chị Thanh còn tập trung nuôi thêm 30 con dúi, đây cũng là loài động vật hoang dã mang lại thu nhập khá, trong khi đó việc nuôi lại đơn giản, thức ăn của chúng là các loại rau, củ, tre, mía…nên rất dễ tìm và ít tốn kém. Hiện trên thì trường, các loài động vật hoang dã này được thu mua với giá khá cao. Trong đó, một đôi chồn hương có giá khoảng 18 triệu đồng/1 cặp; còn hàng thương phẩm khoảng 2,5 triệu đồng/1 kg; chồn mốc có giá 12 triệu đồng/1 cặp, chồn thương phẩm có giá 1,5-1,6 triệu đồng/1kg; còn dúi cũng có giá từ 1- 2 triệu đồng/1 cặp giống, 5-7 trăm nghìn đồng/1kg dúi thương phẩm. Để đủ điều kiện nuôi những động vật hoang dã này, gia đình chị Thanh đã đăng ký với cơ quan kiểm lâm đáp ứng các điều kiện về chăn nuôi động vật hoang dã. Trong quá trình nuôi, gia đình cũng thực hiện báo cáo đầu đủ để tạo thuận lợi trong quá trình kiểm soát. Chị Hứa Thị Thanh Thanh – Thôn Nà Pò, xã Quân Hà, chia sẻ thêm: “Khi mà bắt đầu nuôi cũng nhiều bỡ ngỡ vì đây là các loài động vận hoang dã. Nhưng được các cơ quan chức năng hướng dẫn nên cơ sở của gia đình tôi đẫ có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp”. Ông Nguyễn Văn Toàn – Kiểm lâm huyện Bạch Thông cho biết “Trên địa bàn huyện có nhiều cơ sở nuôi nhốt động vật. Tuy nhiên được tuyên truyền và nhắc nhở thường xuyên nên các cơ sở chấp hành đầy đủ, đúng quy định của Nhà nước về nuôi động vật hoang dã theo đúng quy định của Nhà nước”
Nhận thấy nuôi động vật rừng có triển vọng, gia đình chị Thanh dự địnhmở rộng quy mô chuồng trại để nhân rộng tổng đàn lên.Tin tưởng rằngvới sự mạnh dạn, năng động, mô hình chăn nuôi của chị Thanh sẽ tiếp tục phát triển và đạt được thành công, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn động vật hoang dã.
Đào Kiên