HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH SỬ DỤNG GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT THEO HƯỚNG HỮU CƠ, HỖ TRỢ LIÊN KẾT SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 35/2015/CP

0

Sáng ngày 12/6/2023, tại xã Nguyên Phúc, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình áp dụng giống mới, sản xuất theo hướng hữu cơ, hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vụ xuân năm 2023  theo Nghị định số 35/2015/CP. Dự buổi hội thảo có đồng chí Hoàng Văn Kiệm – Huyện uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND huyện.

 Các đại biểu tham quan mô hình triển khai thực hiện tại thôn Quăn, xã Nguyên Phúc

Mô hình sử dụng giống lúa Đại Dương 1 được triển khai thực hiện tại các xã Quân Hà, Nguyên Phúc, Mỹ Thanh, Tân Tú và thị trấn Phủ Thông, với tổng trên diện tích 61,3 ha, 458 hộ tham gia. Tham gia thực hiện người dân được nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn kỹ thuật, 70% kinh phí mua giống lúa, phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật. Qua đánh giá sản xuất bón phân hữu cơ cho năng suất trung bình khoảng 65 tạ/ha, tương đương với năng suất ruộng sử dụng phân vô cơ, tuy nhiên sau khi trừ chi phí sản xuất, thu nhập từ gieo cấy lúa sử dụng phân bón hữu cơ sẽ cao hơn khoảng 4,2 triệu đồng/ha so với diện tích gieo cấy lúa sử dụng phân bón vô cơ, do giá bán thóc sản xuất hữu cơ cao hơn khoảng 1.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ áp dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI) giúp cải tạo và bảo vệ đất lúa, giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. Đồng thời dần chuyển đổi phương thức canh tác thông thường sang sản xuất lúa hữu cơ, sản phẩm tạo ra đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng theo yêu cầu của các thị trường lớn…/.

Thanh Tuyền